Recent Posts

HAPPY NEW YEAR 2012

Năm củ 2011 với bao BIẾN ĐỘNG và KHÓ KHĂN sắp hết. Thời khắc năm mới 2012 với nhiều lo toan và kỳ vọng sắp bắt đầu. Chúng ta cùng hy vọng năm 2012 với nhiều thay đổi và khởi sắc tốt đẹp. Chúc cho tất cả chúng ta một năm mới 2012 SỨC KHOẺ, THẮNG LỢI và THÀNH CÔNG.

THIỆP MỪNG CHÚC TẾT 2012

Những tấm thiệp mừng thay cho lời chúc đầy ý nghĩa ngày tết của bạn giành tặng cho bạn bè và người thân. NgaytetVietnam.com xin gửi tới các bạn những tấm thiệp xinh xắn này để dành tặng người thân và bạn bè. Chúc các bạn có những ngày tết thú vị và nhiều niềm vui.

Ý NGHĨA NGÀY TẾT VIỆT NAM

TẾT ở Việt Nam là những ngày lễ hội lớn cho cả nước. Những ngày ấy mọi xóm làng, nhà nhà, ai ai cũng nghỉ làm việc và vui vầy đoàn tụ. Ngày tết có tính thiêng liêng và là một dịp làm mới lại mọi việc. Những ngày ấy việc mùa màng thường xong xuôi, dân làng làm lễ tạ ơn trời đất. TẾT mọi người chia sẻ với nhau những niềm vui ấm áp, tặng nhau những món quà để cầu chúc cho nhau một năm mới vạn sự như ý và còn rất nhiều phong tục có ý nghĩa khác.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

TẾT TRONG MỖI NGƯỜI LÀ...

Tết xưa với những tràng pháo rộn ràng nao nao, chứ có phải như bây giờ đến ngày 30 mới biết là đến tết đâu. Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh. 



Tết nay cũng khác tết xưa nhiều

Niềm hạnh phúc của những ngày Tết nay chẳng còn như xưa. Và Tết nay cũng khác xưa nhiều. Người ta chẳng còn thích gói bánh chưng, không còn thích đi chúc nhau nữa. Trẻ em thì đâu còn những niềm vui tuổi thơ, chỉ mong đến Tết với những chiếc lì xì đỏ, chắc chỉ còn nghĩ được đến vậy thôi. Noel đã mang đến cho chúng nhiều nhiều hơn những gì của 1 ngày tết (theo chúng nghĩa). Phải chăng niềm hạnh phúc chỉ còn về với những xóm nhỏ, những nơi mà Noel chẳng về. Còn với những em nhỏ thành phố, niềm vui vô tận của ngày Tết cổ truyền chắc đã xa rồi trong tâm trí chúng. "Bao giờ cho đến ngày xưa"??? Bạn Trần Cường trải lòng.

Cùng suy nghĩ, bạn Nguyen Van A chia sẻ “Đã qua rồi cái thời cả gia đình cùng đoàn tụ bên nhau với hơi ấm của bếp lửa hồng đêm 30 tết. Nhiều bạn trẻ ngày nay chạy theo mốt bên tây, bên tàu hết cả rồi, thử hỏi các bạn trẻ xem còn có mấy ai biết gói bánh chưng, bánh tét nữa hay không...? Hội nhập là chuyện tốt, nhưng dường như tôi thấy người ta đang tiếp thu dần văn hóa của nước khác và đang lãng quên đến nhẫn tâm nét đẹp của ngày tết Việt Nam, quên đi hình ảnh ông đồ già với những câu đối chúc xuân, quên đi việc thờ cúng ông bà vào dịp tết. Tết con người ta cũng đi chúc tết, cũng thắp nhang bái lạy ông bà, nhưng tôi tin chắc rằng ít còn ai hiểu hết giá trị của những công việc giản đơn đó. Họ chỉ làm như là "có lệ", như là đầy đủ thủ tục cần có để rồi sau khi các thủ tục "phức tạp, rườm rà" đó kết thúc, họ nhanh chóng tham gia vào các buổi tiệc nhậu nhẹt linh đình. Ơi tết Việt nay còn đâu???

Có năm mùng một Tết mình ra đường gặp mọi người mà chỉ chào như những ngày bình thường mà quên mất ko chúc nhau, một lúc sau mới nhớ hôm nay là ngày đầu năm. Muốn níu giữ một cái gì đó thật khó: muốn con cháu náo nức thì bố mẹ phải có thời gian đưa về quê thăm ông bà, họ hàng thân thích thay vì được nghỉ 4 ngày Tết cùng với tàu xe, đường xá ko thể đi lại được; muốn thấy cây cối đơm hoa, nẩy lộc phải trồng cây thay vì chỉ thấy chỗ nào cũng đào bới; muốn có món ngon ngày Tết thì phải nuôi trồng được thay vì ra chợ mua những thứ ko dám nhìn chứ chưa nói đến dám ăn.... xã hội phát triển không bền vững, mặc dù vẫn muốn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc nhưng chỉ nói ko chưa đủ. Nhưng vẫn vui vì nhiều người vẫn còn muốn giữ vì có nhận thức đúng đắn và những người này đã và đang được hưởng những cái Tết hạnh phúc bên gia đình và người thân” – lebinh.

Nguyen Van Dung: “Ngày xưa, tết là để trẻ con có thêm manh áo mới, tết là để trẻ con có miếng ăn ngon...và tết là để trẻ con có được những thứ (không phải là tất cả) mình mong muốn. Ngày nay, tết cũng vẫn như thế (là thời gian để xum họp gia đình) chỉ khác xưa là điều kiện vật chất đã hầu như đủ, nên những mong ngóng về vật như ngày xưa đã giảm đi nhiều mà thay vào đó là được đi chơi thăm thú và ngắm cảnh phố phường. Nếu, tết ở mọi nơi đều trang hoàng như noel thì chắc sẽ chẳng trẻ con nào không mong ngóng têt. Nói là nói thế, nhưng viết đến đây thấy nhớ tết xưa quá. Ước gì mình không phải ước!

Tết cổ truyền mãi là ngày trọng đại và đặc biệt nhất, mong đợi nhất trong năm

Mình năm nay đã gần 30 tuổi rồi. Có gia đình và có con nhưng mình vẫn háo hức chờ đợi đến ngày tết. Vì nói đến tết là mình được nghỉ làm, được về thăm ông bà ngoại và các bác, các anh chị ở quê, được xum họp bên gia đình, thứ mà những ngày thường không bao giờ có được. Thức ăn ngày tết dù cũng chỉ như những ngày thường nhưng được thưởng thức cùng với người thân, gia đình thì món ăn đó sẽ có hương vị đặc biệt khác. Thêm nữa là ngày tết có dịp chúng ta gặp lại bạn bè, có thời gian để hàn huyên tâm sự thăm hỏi lẫn nhau. Với mình không khí của ngày tết dù không còn được như xưa nhưng nó vẫn luôn làm mình háo hức chờ đợi. Dù ở thành phố nhiều năm nhưng gia đình mình năm nào cũng gói bánh chưng, gói giò, nhân cơ hội này mình cũng truyền đạt và tiếp thêm niềm hứng khởi cho con mình để sau này dù cuộc sống có khá giả hơn, sung túc hơn, bận rộn hơn nhưng các con vẫn luôn nhớ đến ngày tết cổ truyền. Mình hy vọng mọi người cũng có những suy nghĩ giống mình để ngày tết cổ truyền mãi là ngày trọng đại và đặc biệt nhất, mong đợi nhất trong năm.Huyen.linh042010 tâm sự.

Tksx: “Tết đối với tôi luôn là một dịp quan trọng nhất, không dịp lễ nào khác có thể thay thể được. Cả nhà sum vầy, chúc nhau những điều tốt đẹp. Cứ khi nào Tết sắp đến lòng tôi lại rạo rực khi thoáng qua một mùi hương nhẹ, cái se se lạnh, cành đào, cành mai...trên đường phố. Tết cổ truyền của dân tộc mọi người hãy cùng nhau giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống nước mình nhé!

Bạn Thanh Vu hào hứng: “Đồng ý là Tết của "những ngày xưa" bao giờ cũng đẹp, cũng vui hơn trong tâm trí của những người đã trải qua...nhưng đâu có nghĩa là Tết ngày nay lại mất đi cái ý nghĩa của nó. Kinh tế phát triển, đời sống con người được cải thiện, đâu còn cái thời mà phải chờ cả năm mới biết đến vị của trái dưa hấu, của miếng bánh chưng nhưng người ta vẫn chờ Tết đấy thôi. Bởi vì đơn giản Tết là xum họp, là ấm áp, là hạnh phúc bên gia đình và người thân, với trẻ nhỏ nó còn là những phong bao lì xì, là những lời chúc "mau lớn, học giỏi...". Đấy!!! Những điều đó chẳng phải lúc nào cũng nhận được đâu”.




Nhớ tiếng pháo đêm giao thừa!

Tết quê em vui lắm, giao thừa xong khoảng 15 phút là thanh niên tập trung lại cùng chúc tết rồi đi hái lộc sau đó là về chúc tết các nhà đến tận chiều tối hôm sau mới về, tuy vui thì vui thật nhưng mà vẫn thiếu đó là tiếng pháo nổ giòn đêm giao thừa. Đã 16 năm giao thừa vắng tiếng pháo, tiếng pháo đã đi vào sử sách, thơ ca và có từ ngàn đời, TQ sau 12 năm duy trì lệnh cấm cuối cùng thì cũng cho đốt trở lại. Mong rằng lệnh cấm đốt pháo sẽ được bỏ và có biện pháp quản lý sản xuất pháo, vận chuyển pháo, sử dụng pháo an toàn." - Bui Quang Huy

Gia Huy: “Không có pháo thì làm sao còn là tết. Đốt pháo ngày tết với mục đích xua đuổi điều xấu, mang đến điều tốt. Phong tục này đã tồn tại hàng mấy trăm  năm mà bị cấm quả thật tiếc. Thử hỏi những người lớn tuổi xem họ nhớ gì về ngày tết nhất? tôi tin chắc đó là tiếng pháo và mùi hương của pháo trong tiết trời se lạnh và mưa xuân. Tết không có pháo thật là buồn. Hy vọng chính phủ sẽ có biện pháp quản lý sản xuất pháo hợp lý để người dân lại có díp đón xuân trong tiếng pháo giao thừa. Ôi nhớ quá! Tiếng pháo trong đêm giao thừa”.

Cuộc sống hiện đại mang đến cho chúng ta những tiện nghi nhất định. Nhưng - giống như một cơn lũ - cũng bào mòn và cuốn đi nhiều giá trị đạo đức mà ông bà chúng ta gửi gắm cho con, cho cháu. Tôi đã sống và làm việc tại Sài Gòn nhiều năm, đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Đất nước nhưng cái giá phải trả là nhiều nét văn hóa của người Việt dần phai nhạt trong tâm trí của các thế hệ trẻ em sau này. Mặc dù không còn nhỏ nữa nhưng mỗi dịp Tết về, tôi lại thấy vui và chỉ mong được về quê quây quần, sum họp bên người thân. Có lẽ tâm lý chờ đợi và cái cảm giác lâng lâng của những ngày sắp Tết - giống như thuở còn nhỏ - sẽ không bao giờ thay đổi cho dù chúng ta có đi bất cứ nơi nào. Vì đơn giản, chúng ta mang trong mình dòng máu người Việt, hơi thở Việt và tiếng nói của người Việt. Lâu lắm mới có dịp chia sẻ, mong các độc giả đang làm ăn xa quê, hãy dành ít thời gian để 1 lần "ăn Tết" đúng chất Việt nhất. Chúc các anh chị mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc mừng năm mới!” Bạn Yeu-Tet khép lại.

Theo DanTri.com (Khả Vân - Tổng hợp)

HAPPY NEW YEAR 2012


Năm củ 2011 với bao BIẾN ĐỘNGKHÓ KHĂN sắp hết, 
Thời khắc năm mới 2012 với nhiều lo toan và kỳ vọng sắp bắt đầu.

Chúng ta cùng hy vọng năm 2012 với nhiều thay đổi và khởi sắc tốt đẹp.

Chúc cho tất cả chúng ta một năm mới 2012 
SỨC KHOẺ, THẮNG LỢITHÀNH CÔNG.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

TÌM HIỂU TẾT NGUYÊN ĐÁN



Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" (Tết Nguyên đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết (春節), Tân niên (新年) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年).

Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.

Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Từ nguyên

Nguyên nghĩa của từ "Tết" chính là "tiết". Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

Nguồn gốc ra đời

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.

Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1).

Quan niệm ngày Tết

Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.


Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Ý NGHĨA CỦA VIỆC TẶNG QUÀ NGÀY TẾT


Ngày Tết với mỗi dân tộc mang một ý nghĩa rất đặc biệt, không chỉ bởi đó là lúc mỗi người ý thức về thời gian đi qua, bỏ lại sau lưng những điều chưa may mắn để khởi đầu cho một mùa mới, mà còn là thời điểm lý tưởng để duy trì vẻ đẹp của phong tục tập quán riêng của quốc gia mình. Một trong những phong tục đẹp đã được duy trì bao thế kỉ qua và không hề bị mai một đi, là phong tục tặng quà Tết.

Tặng quà cho nhau trong mỗi dịp Xuân về, Tết đến là một nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có từ lâu đời của các dân tộc trên thế giới. Tùy theo phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa riêng của từng nước, mỗi dân tộc, mỗi vùng dân cư có một tập tục tặng quà Tết của mình.


Thông thường với nước Mỹ và các nước Châu Âu thì thời điểm để tặng quà rôm rả nhất là vào dịp Giáng sinh và Lễ tạ ơn, kéo dài đến Tết (Tây). Quà tặng thường rất đa dạng từ các vật hữu dụng hiện đại như quần áo, trang sức cho đến các món quà thuần tinh thuần như hoa tươi, chocolate, thực phẩm chế biến...

Ở xa tận Châu Phi, nhân dân quần đảo Cơ-Rít đến thăm nhau trong ngày Tết thường mang đến một tảng đá to, đặt lên bàn tiệc mùa Xuân của gia chủ rồi nói những lời chúc tốt đẹp nhân dịp Xuân về. Cuối lời chúc bao giờ cũng có câu:"Mong sao năm mới sẽ có khối vàng nặng như tảng đá này đến nhà bạn ".

Ở miền nam nước Pháp còn đang lưu truyền một tục lệ đẹp. Sáng mồng một Tết, người phụ nữ đầu tiên trong làng ra bến lấy nước sẽ để lại ở đấy một chiếc bánh ngọt do mình tự tay làm. Người thứ hai đến sẽ lấy chiếc bánh đó đi và để lại chiếc bánh của mình. Cứ thế mà những ngày đầu xuân, các bà nội trợ trong làng đã trao đổi với nhau những chiếc bánh ngon lành, vừa để chúc mừng nhau năm mới, vừa để khoe tài nội trợ của mình

Riêng với người Á đông nói chung và người Việt ta, ngày Tết cổ truyền mới chính là lúc để mọi người dành cho nhau sự quan tâm và thắt chặt tình cảm thông qua việc biếu tặng quà. Hơn thế nữa, tặng quà Tết không chỉ đơn thuần là quan hệ tình cảm mà còn biểu hiện như một phép ứng xử của đạo lý làm người. Các loại quà biếu tặng thường được cân nhắc rất kĩ càng, vì đó không chỉ là quà, mà còn chuyên chở nhiều thông điệp về sự an khang thịnh vượng trong năm mới.

Ngoài những món quà quen thuộc thường dành để biếu Tết như: bánh kẹo, rượu bia, giò, gà, mai đào ..., Năm nay hộp quà Tết độc đáo nhiều màu sắc và hương vị của Cool Air góp phần làm phong phú sự lựa chọn cho mọi người. Hương vị the mát của Cool Air sẽ thay cho thông điệp người tặng mong muốn mang đến sự sảng khoái giúp mang lại tinh thần minh mẫn để hoạch định những mục tiêu cho năm mới cũng như đón Tết trọn vẹn hơn.

Có thể thấy, khắp nơi từ Đông sang Tây, mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có tục lệ và cách tặng quà Tết độc đáo riêng của mình, nhưng tất cả đều gặp nhau ở một điểm: cầu chúc an lành và may mắn cho năm mới. Thông qua việc đem tặng nhau những món quà đầu năm, mọi người đồng thời cũng đã duy trì nét đẹp của một phong tục truyền thống không hề bị đời sống hiện đại làm mai một đi.

(Sưu tầm)

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

THIỆP MỪNG CHÚC TẾT 2012

Những tấm thiệp mừng thay cho lời chúc đầy ý nghĩa ngày tết của bạn giành tặng cho bạn bè và người thân. NgaytetVietnam.com xin gửi tới các bạn những tấm thiệp xinh xắn này để dành tặng người thân và bạn bè. Chúc các bạn có những ngày tết thú vị và nhiều niềm vui.











NHỮNG PHONG TỤC NGÀY TẾT VIỆT NAM

Phong tục là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa mỗi dân tộc.

Nếu cuộc sống thường nhật đầy tất bật không cho người ta nhiều thời gian để chú ý tới nó thì "đến hẹn lại lên", mỗi độ xuân sang, những ước vọng, niềm tin về một khởi đầu tốt đẹp, may mắn vào năm mới lại đưa mọi người tìm về với những phong tục tết truyền thống.

Dù theo thời gian, có những phong tục vẫn được lưu giữ đến ngày nay, có những phong tục đã bị thay đổi hoặc biến mất cùng sự phát triển của đời sống xã hội nhưng ngày Tết ôn lại phong tục đón tết dường như đã trở thành "một phần tất yếu". 

Tiễn ông Táo về trời

Ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về Trời

Đây là "hoạt động" đầu tiên trong những ngày cuối năm báo hiệu một cái Tết sắp đến. Theo dân gian, Ông Táo là người canh giữ bếp và nắm mọi hoạt động trong nhà. Ngày 23 tháng Chạp là ngày Ông Táo về trời để báo cáo hoạt động một năm qua của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Để ông Táo "đi" được nhanh chóng và báo cáo tốt thì buổi tiễn phải long trọng với đầy đủ lễ vật,gồm có: nhang (hương), nến, hoa quả, mũ đàn ông, đàn bà và giấy tiền đều bằng vàng mã, cá chép sống bơi trong chậu nước. Cá chép sẽ giúp Ông Táo vượt Vũ môn để lên trời gặp Thượng đế. Ngày nay, đôi khi cá chép sống cũng được thay bằng vàng mã. Tiễn Ông Táo đi, người ta cũng không quên đón Ông Táo về vào chiều ngày 30 (hoặc 28,29 nếu là tháng thiếu), trước Giao thừa.

Tống cựu nghênh tân

Có thể hiểu nôm na là "đón cái mới - tiễn cái cũ", bằng cách dọn dẹp sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, hoặc những đồ cũ không dùng tới, để dành chỗ đón cái mới - quần áo mới, vật dụng mới...
Từ đêm giao thừa, người lớn tuổi trong nhà đã nhắc nhở anh em, con cháu không được cãi nhau, gây bất hòa, trẻ nhỏ không nghịch phá, đánh nhau, mọi người tránh nói những điều gở, tránh nói tục chửi bậy, gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói cười vui vẻ, hòa nhã, mong năm mới sẽ được tốt đẹp. Phong tục này là một thói quen tốt, vẫn được duy trì dù ở thôn quê hay thành phố.

Trồng cây nêu

Trong dân gian, phong tục trồng cây nêu của người xưa tức là trồng một cây tre cao khoảng 5-6m trước nhà, mỗi bên một cây, trên ngọn cây treo những thứ có thể tạo ra tiếng động hoặc hình ảnh phất phơ trong gió (khác nhau tùy theo vùng miền), với ngụ ý là để đánh động, xua đuổi ma quỷ không dám đặt chân vào nhà. Ngày nay, phong tục này ở thành phố ít người còn làm vì... khó thực hiện được. Không có cây tre nên nhiều nhà dùng hai cây mía để hai bên trên bàn thờ, bên trên ngọn cây mía treo một cành cây như xương rồng hay cay khác mang tính tượng trưng.

Gói bánh chưng bánh tét

Gói bánh chưng là một nét văn hóa đẹp của phong tục ngày Tết

Phong tục gói bánh chưng, bánh tét là để nhớ về cội nguồn cũng như cầu mong cho năm mới mọi thứ sinh sôi nảy nở (như hạt nếp), no đủ, mọi sự thành công, vuông tròn, tốt đẹp. Ở miền Bắc người ta gói bánh chưng còn miền Nam gói bánh tét. Công việc gói bánh trải qua nhiều công đoạn, cần sự hợp tác của nhiều người, mỗi người phụ trách một khâu như rửa lá, lau lá, vo gạo, ngâm gạo, nấu đậu, ướp thịt... rồi lại cùng nhau ngồi trông nồi bánh, ôn chuyện cũ, bàn chuyện mới,sum họp đầm ấm. Ngày nay, do cuộc sống bận rộn, điều kiện ở thành phố hạn chế nên phần nhiều người ta không tự gói  bánh mà mua ở ngoài hàng hoặc được biếu để dùng.
Cúng giao thừa

Mâm cúng giao thừa


Theo dân gian, nguồn gốc của phong tục này là để tạ ơn Trời Đất. Hầu như nhà nào cũng có một mâm cỗ cúng Giao thừa với: một con gà luộc để nguyên không chặt, trái cây, mứt, bánh kẹo mỗi thứ một ít, hai cây nến, giấy tiền vàng mã và nhang (hương). Khi thời khắc Giao thừa đến thì đặt mâm cúng ở trước sân, đối diện giữa cửa chính, người chủ gia đình sẽ thắp nhang lạy tạ trời đất và cầu xin mọi điều tốt lành cho gia đình mình.

Hái lộc đầu xuân
Vào đêm Giao thừa hoặc sang mùng Một, hái một cành lộc mới, đem chồi non về nhà để mong sao năm mới mọi thứ nảy lộc đâm chồi tươi tốt. Ngày nay ở thành phố, việc hái lộc làm một điều khó khăn vì... biết hai lộc ở đâu bây giờ? Thế nên nhiều nhà chùa thường bị bẻ sạch cành cây trong đêm 30 khi người ta đến viếng. Phong tục hái lộc hầu như ít thấy ở thành phố.

Xông nhà, xông đất
Theo dân gian, kể từ sau đêm Giao thừa, người nào đặt chân đến nhà đầu tiên gọi là xông đất (xông nhà). Người được chọn xông nhà thường là hàng xóm láng giềng, lớn tuổi, có đạo đức, thành công, tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn, có uy tín trong cộng đồng. Hầu như người được mời xông nhà đều không từ chối vì có niềm tin, niềm vui là mình đang làm điều tốt.

Nếu không tìm được người xông nhà thì người chủ gia đình - thường là người đàn ông năm vai trò trụ cột - sẽ tự xông nhà mình, để "phần" cho người khác "nặng vía" hoặc có điều xui xẻo, có tang xông... Những người gia đình có tang cũng kiêng không đến nhà người khác chúc Tết. Mặc dù mang yếu tố tâm linh, không có cơ sở khoa học nhưng đa phần mội người đều theo bơi tin rằng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành".

Chúc Tết
Ngày Tết chúc nhau những điều tốt đẹp là một trong những phong tục không thể thiếu. Trẻ nhỏ cũng được dạy để chúc những lời hay đến ông bà, cha mẹ, anh chị, người thân quen. Thường thì người ta chúc nhau sức khỏe, tiền tài, chúc làm ăn phát tài, gia đình hạnh phúc, thành công... Chỉ lưu ý để lời chúc có ý nghĩa, phù hợp từng đối tượng, chẳng hạn người lớn tuổi thì chúc cóc sức khỏe, sống lâu, nhiều phúc, người làm ăn thì chúc phát tài, trẻ con thì chúc hay căn chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi...


Mừng tuổi
Đi kèm với chúc Tết là phong tục mừng tuổi. Người lớn sẽ mừng tuổi trẻ con một ít tiền nhỏ để trong một phong bì đỏ (gọi là bao lì xì) để "tặng lộc" cho bé. Món tiền chỉ là tượng trưng, không nặng về vật chất, miễn sao đồng tiền mới, phẳng phiu, không dùng tiền cũ nát...

Ngày nay, đây có lẽ là phong tục chịu "thương mại hóa" nhiều nhất vì khá nhiều người tạo cho mình, con em mình thói quen đòi nhận tiền mừng tuổi với giá trị lớn, và một phần người lớn biến việc mừng tuổi thành việc trao đổi khi tặng món tiền giá trị lớn cho trẻ em nhằm "lấy lòng" cha mẹ chúng để được cái lợi nào đó.

Theo Bình Minh
Mẹ yêu bé

CHỌN NGƯỜI XÔNG ĐẤT TẾT 2012 – TẾT NHÂM THÌN


Năm nay là năm Nhâm Thìn - năm con rồng người có hàng CAN sau đây đến xông đất cho chủ nhà thì cả năm chủ nhà sẽ làm ăn thịnh vượn.



ĐỐI VỚI CHỦ NHÀ LÀ NAM:

1. Chủ nhà tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, chọn khách xông đất có hành can Nhâm hoặc Ất. Thí dụ : Nhâm Dần, Nhâm Tý, Ất Tỵ, Ất Mùi,…

2. Chủ nhà tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, chọn khách xông đất có hành can Nhâm, Bính, Mậu. Thí dụ: Nhâm Tý, Nhâm Ngọ, Bính Tuất, Mậu Tý, Mậu Ngọ,…

3. Chủ nhà tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, chọn khách xông đất có hành can Ất, Nhâm, Tân. Thí dụ: Ất Mùi, Ất Tỵ, Nhâm Tý, Nhâm Thìn, Tân Mão, Tân Sửu,…

ĐỐI VỚI CHỦ NHÀ LÀ NỮ:

1. Chủ nhà tuổi Tý, Ngọ, chọn khách xông đất có hành can Bính , Mậu, Tân. Thí dụ :  Bính Ngọ, Bính Thân, Mậu Dần, Mậu Tuất, Tân Hợi, Tân Dậu,…

2. Chủ nhà tuổi Mão, Dậu, chọn khách xông đất có hành can Nhâm hoặc Ất. Thí dụ : Nhâm Thìn, Nhâm Tý, Ất Mùi, Ất Tỵ,…

3. Chủ nhà tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, chọn khách xông đất có hành can Nhâm, Bính, Mậu. Thí dụ: Nhâm Tý, Nhâm Ngọ, Bính Thân, Bính Ngọ, Mậu Thân,…

4. Chủ tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, chọn khách xông đất có hành can Ất, Tân. Thí dụ : Ất Mùi, Ất Tỵ, Tân Dậu, Tân Mão,…

Ghi chú:

  • Chỉ cần chú ý đến hàng CAN của khách xông đất, không cần chú ý đến hàng CHI tuổi của người đó.
  • Cần tránh những tuổi tuy được hàng CAN nhưng lại CHÍNH XUNG với CHI tuổi mình. 


Thí dụ: Tý xung với Ngọ, Mão xung với Dậu, Thìn xung với Tuất, Sửu xung với Mùi. Chọn mệnh sinh, bỏ mệnh khắc theo sơ đồ dưới.


Thí dụ: Chủ nhà mệnh Thủy nên chọn người xông đất có mệnh Kim.
Thí dụ: Chủ nhà tuổi Đinh Sửu, nên chọn người xông đất tuổi Nhâm Thân, Nhâm Dần hoặc Nhâm Ngọ, Nhâm Tý…

Ngoài ra cụ thể hơn, bạn có thể đọc thêm chọn tuổi xông đất đầu xuân Xông đất tết 2012.

CHỌN THEO TUỔI:

Chủ nhà tuổi TÝ  nên chọn người tuổi Thân, Thìn, Sửu

Chủ nhà tuổi SỬU  nên chọn người tuổi Tỵ, Dậu, Tý

Chủ nhà tuổi DẦN  nên chọn người tuổi  Ngọ, Tuất, Hợi

Chủ nhà tuổi MÃO nên chọn người tuổi  Tuất, Hợi, Mùi

Chủ nhà tuổi THÌN nên chọn người tuổi  Dậu, Thân, Tý

Chủ nhà tuổi TỴ  nên chọn người tuổi Thân, Dậu, Sửu

Chủ nhà tuổi NGỌ  nên chọn người tuổi Mùi, Dần, Tuất

Chủ nhà tuổi MÙI  nên chọn người tuổi Ngọ, Hợi, Mão

Chủ nhà tuổẫoTHÂN  nên chọn người tuổi Tỵ, Tý,Thìn

Chủ nhà tuổi DẬU  nên chọn người tuổi Thìn, Tỵ, Sửu

Chủ nhà tuổi TUẤT  nên chọn người tuổi Mão, Dần, Ngọ

Chủ nhà tuổi HỢI  nên chọn người tuổi Dần, Mão, Mùi

CHỌN THEO MỆNH:

Chủ nhà mệnh Kim  nên chọn người mệnh Thổ, Thuỷ, Kim

Chủ nhà mệnh Mộc nên chọn người mệnh Thuỷ, Hoả, Mộc

Chủ nhà mệnh Thuỷ nên chọn người mệnh Kim, Mộc, Thuỷ

Chủ nhà mệnh Hoả nên chọn người mệnh Mộc, Thổ, Hoả

Chủ nhà mệnh Thổ nên chọn người mệnh Hoả, Kim, Thổ

CHỌN THEO TRẠCH LƯU NIÊN:

Năm nay người 19-28-37-46-55-64-73  được trạch Phúc, tốt

Năm nay người 20-29-38-47-56-65-74  được trạch Đức, tốt

Năm nay người 17-26-35-44-53-62-71  đượctrạch Bảo, tốt

Năm nay người 18-27-36-45-54-63-72  được trạch Phúc, tốt

Những tuổi còn lại là trạch : Bại, Hư, Khốc, Quỷ, Tử đều xấu


TẾT CHƠ RUH KƠR CỦA ĐỒNG BÀO BA NA Ở PHÚ YÊN

Mùa đông giá rét qua đi, mùa xuân ấm áp trở về, cây rừng đơm chồi nẩy lộc, đồng bào Ba Na ở Phú Yên chọn đêm trăng sáng tổ chức ăn tết Chơ Ruh Kơr.


Bà con dân tộc Ba Na tổ chức ăn tết Chơ Ruh Kơr rất chu đáo. Ngay từ tháng 11 âm lịch, họ đã chuẩn bị chóe ủ rượu cần cho từng gia đình và cho cả làng. Rượu cần của họ được làm bằng các loại cây ở núi rừng, gồm men say, men cay (nồng), men ngọt... Rượu cần được chứa trong những chóe bằng đất nung có màu nâu sẫm và phải từ một tháng trở lên thì rượu mới có hương thơm vị ngọt.

Tiếp đó là chuẩn bị heo, gà hoặc trâu, bò, trái bầu, rau, gạo tẻ, gạo nếp gói bánh đòn như bánh tét của người Kinh, được bó từng đôi. Các già làng gặp nhau bàn bạc, ấn định ngày tết cho mỗi buôn làng để không tổ chức trùng nhau, giúp bà con, họ hàng có thể thăm viếng, chúc tụng nhau, làm cho ngày tết thêm tưng bừng vui vẻ.  

Ngay từ hôm trước ngày hội tết chính thức, khách xa gần lần lượt đến tham dự, già làng và những người chủ gia đình lo đón tiếp. Khách và chủ gặp nhau tay bắt mặt mừng, mời nhau hút thuốc uống rượu, hỏi thăm câu chuyện làm ăn và sức khỏe từng người thật rôm rả. Thanh niên, phụ nữ, trẻ em trong làng lần lượt tập trung về nhà rông (nhà văn hóa cộng đồng) vui chơi nhộn nhịp.  

Các già làng đã có mặt tại nhà rông trước đó, bàn chuyện lễ cúng thần linh. Chiều đến, chủ và khách ăn cơm tại nhà rông như một đại gia đình. Các món ăn ngon và mới được đem ra đãi khách, gọi là bữa cơm mới. Qua ngày lễ tết chính thức hôm sau, những con heo hoặc trâu bò được mổ thịt và chia phần cho mỗi nóc nhà trong làng. Những gia đình có bà con họ hàng ở xa đến dự cũng được chia một xâu thịt.

Tối đến, khi tiếng trống pơ rưng (trống lớn) vang lên lần thứ nhất, mọi người mặc những bộ quần áo mới, may theo trang phục truyền thống có màu sắc rực rỡ, lần lượt kéo về nhà rông. Họ mang những chóe rượu cần đặt ngoài sân. Khi tiếng pơ rưng vang lên lần thứ hai, chủ và khách có mặt đầy đủ bên cây nêu sắp dựng.

Những thanh niên bóc lớp lá chuối đậy chóe rượu và cho nước suối vào để rượu sủi tăm. Cắm chung quanh miệng chóe là những cần rượu làm bằng cây trúc hoặc lồ ô rừng dài hơn 1m. Những con vật dâng cúng là gà trống (mồng càng to càng quý). Đống lửa đã nhóm sẵn, cho thêm củi để bừng cháy to hơn. Chủ lễ là già làng lấy lá dông, làm 3 phễu cột vào cây nêu theo thứ tự muối, gạo và cái trên cùng để không. Người chủ lễ nhổ cánh gà lấy lông cắm vào đầu cây nêu, dùng dao cắt tiết gà lấy máu phết lên từng lông một. Một tí huyết được cho vào phễu lá trên cùng. Con gà được thui chín được lấy tí gan, mề, da, thịt bỏ chung với phễu huyết.

Con gà thui được đặt trên tấm lá bốc hơi nghi ngút. Lúc này, cây nêu được dựng lên, người chủ lễ tay phải cầm cần rượu, tay trái áp sát chóe rượu đọc bài cúng: “Hỡi Giàng sông, Giàng núi, xin Giàng cứu giúp cây không thối nghẹn hỏng nát, lỗ không cũng ra, lỗ tự nhiên cũng mọc, xin cu đất không moi, kiến không tha đi, muốn bụi lúa ban ngày bằng bụi sả, ban đêm bằng cây đa, đừng để con sâu ăn vàng, trắng khô ngọn nứt nẻ. Muốn có toàn hạt chắc mẩy, để nửa nhà, đầy nhà, còn để trút vào chái nhà...”.  

Lễ cúng xong, chủ và khách cùng đến bên các chóe rượu cần, già làng vít cần uống trước, tiếp đến là khách mời rồi lần lượt các thành viên trong làng. Bánh nếp được bóc ra, thịt được cắt thành miếng để đầy ktơ (trẹt) làm bằng cây giang rừng. Cả làng cùng nhau ăn tết. Họ mời nhau ăn thịt, bánh và uống rượu cần, hết chóe này đến chóe khác. Khi hết rượu trong chóe thì đổ thêm nước vào và uống cho đến lúc rượu nhạt mới thôi. Tiếng cồng, chiêng vang lên, gái, trai trong làng cùng nhau múa hát, chuyện trò suốt đêm quây quần bên nhau thật vui nhộn.   Tết Chơ Ruh Kơr của đồng bào dân tộc Ba Na không chỉ tổ chức ở nhà rông mà còn tổ chức trong từng gia đình. Khi từ nhà rông trở về, mỗi gia đình mời khách về nhà mình, gọi là ngày đơp (thăm hỏi). Khách đi trước, đàn cồng, chiêng đi sau gõ nhịp vang lừng. Những chóe rượu thơm ngon nhất được đem ra mời khách uống suốt ngày đêm.

Trai gái xoắn xuýt bên nhau, uống rượu, hát hò nhảy múa. Đoàn khách đi hết nhà này đến nhà khác thăm hỏi, chúc tụng vui vẻ.   Ngày nay, đồng bào dân tộc Ba Na ở Phú Yên vẫn tổ chức ăn tết Chơ Ruh Kơr truyền thống của mình nhưng có phần đơn giản hơn. Họ bỏ những hủ tục lạc hậu rườm rà tốn kém. Đoàn khách tham gia ngày đơp gồm già làng, lãnh đạo chính quyền và đại diện các ban ngành đoàn thể đến thăm hỏi chúc tết các gia đình chính sách và toàn thể bà con trong mỗi buôn làng.

NHỮNG TỤC LỆ NGÀY TẾT



Sửa soạn - Trong tuần lễ trước TẾT nhiều gia đình đi viếng mộ của người thân, đắp thêm đất, dọn cỏ, thắp nhang khấn mời hương linh người thân về vui TẾT với gia đình.



Ngày 23 tháng 12 âm lịch nhiều nhà làm cơm cúng tạ ơn và tiễn đưa ông Táo về trời. Ông Táo theo truyền thống được ví như là một ông thần ở trong bếp nhà mình suốt năm. Ông nhìn thấy tất cả nết na của mọi người trong gia đình mình và mỗi năm tới ngày này ông bay về trời để tâu trình với Thượng Đế về nết ăn nết ở của gia đình này.

Sau khi tiễn ông Táo về trời, là lúc mọi nơi làm tiệc tất niên mừng năm cũ đã qua. Phố phường đã nhộn nhịp với tiếng kèn tiếng trống ca hát mừng xuân. Người đi kẻ chạy, nhộn nhịp mua bán sắm sửa để dành ăn TẾT vì ba ngày TẾT tất cả hàng quán chợ búa đều đóng cửa.

Từ ngày 25 trở đi nhiều nhà đã bắt đầu gói bánh chưng để cúng TẾT, đem biếu và để dành ăn mấy ngày đầu năm. Bánh chưng ở ngoài bắc gói hình vuông thường vào khoảng 17cm mỗi cạnh và dầy 6cm, ở trong nam gói bánh hình ống. Bánh gói bằng lá dong hoặc lá chuối, ở bên trong có lớp gạo nếp bọc lớp đậu xanh nghiền nhuyễn và lớp nhân thịt heo đã ướp hành mắm muối tiêu thơm phức. 

Bánh chưng thường được ăn chung với dưa hành muối. Vì thế mỗi khi tết đến nhà ai cũng có một lọ dưa hành muối sẵn, ngày nay thì có thể đi mua ngoài chợ.

Tết còn không thể thiếu Mân ngũ quả bầy trên bàn thờ. Gọi là mâm ngũ quả nhưng thực chất không có ai quy định phải là các loại quả gì. Mỗi loại quả có màu sắc, hương vị và hình dạng đặc trưng đều có một ý nghĩa nhất định. Mâm ngũ quả dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Người ta thường dùng: chuối (hình nải như bàn tay ngửa thể hiện sự che chở, bao bọc); Phật thủ (giống như bàn tay Phật che chở cho mọi người); hồng, quýt (màu sắc sặc sỡ biểu hiện cho sự thành đạt); bưởi, dưa hấu (căng tròn thể hiện sự mát lành, tươi tốt); thanh long (rồng mây gặp hội)....

Giao Thừa - là giây phút thiêng liêng nhất, là đúng 12 giờ đêm của ngày cuối cùng trong năm. Khi màn đêm buông xuống, mọi con mắt đều chốc chốc lại hướng nhìn về phía đồng hồ để chờ đợi giao thừa. Chuông nhà thờ đổ dồn dã, tiếng chuông đại hồng bên chùa ngân vang, tiếng trống đình làng vang vọng, tất cả nhộn nhịp báo tin năm mới vừa đến.



“Giao” có nghĩa là “cho, to give”, “Thừa” có nghĩa là “nhận, to receive”. Giây phút này năm cũ trao ủy nhiệm cuộc sống qua năm mới. Tặng phẩm đất trời được trao truyền sang thế hệ mới.

Trước khi trời tối, bàn thờ cúng trời đất để sẵn ngoài lộ thiên và bàn thờ cúng tổ tiên ở trong nhà đã được bầy biện sẵn. Phút giao thừa, người gia chủ mặc quần áo tề chỉnh, thắp hương, hai tay chắp trước ngực khấn lễ mời hương linh ông bà, tổ tiên về ăn TẾT với gia đình và phù hộ cho gia đình con cháu gặp mọi điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới.

Tiếng pháo giao thừa nổ ran mọi nơi, trẻ con reo hò, tiếng nhạc mừng xuân vang lừng báo hiệu phút giây thiêng liêng mầu nhiệm đã đến với tràn trề niềm vui thịnh vượng (mặc dù ngày nay pháo đã bị cấm nhưng vào dịp Tết và giao thừa đây đó vẫn có tiếng pháo nổ).

Nhiều gia đình đi chùa lễ Phật đêm giao thừa, theo truyền thống họ thường hái lộc, mang về nhà những nhánh cây có lá non nụ mới, như xin Phật được sự tươi mát cùng phước lành mang về nhà.



Mồng một tết - là ngày đầu trong năm, thường dành riêng cho gia đình nhỏ của mình và gia đình bố mẹ chồng. Trẻ con người lớn đều mặc quần áo đẹp quây quần bên nhau. Con cháu bắt đầu chắp tay trước ngực cung kính mừng tuổi và chúc tết, chúc sức khỏe ông bà, cha mẹ. Sau đó, ông bà cha mẹ và người lớn lì xì mừng tuổi cho trẻ con. Lì xì đây là tặng một chút tiền, thường là tiền giấy mới tinh, gọi là chút quà đem lại may mắn cho trẻ con kèm lời chúc khuyến khích trẻ con cố gắng học và sống hòa thuận với những người chung quanh.

Thức ăn, bánh trái, kẹo mứt, rượu bia thuốc lá,hoa quả đã bày đầy trên bàn thờ, giờ đây mọi người tới lễ lạy tổ tiên, rồi khi nhang tàn hạ thức ăn xuống cả nhà cùng ăn, nói cười rộn rã.

Người khách đầu tiên bước vào nhà gọi là xông đất, được ví như là người mang đến vận hên xui cho gia chủ năm đó. Thế nên có nhiều gia đình rất cẩn thận, họ xếp đặt để chọn người khỏe mạnh tươi tắn, hợp tuổi với chủ nhà để mang nhiều may mắn đến nhà mình.

Mồng hai tết - là ngày thứ nhì trong năm mới, thường dành để thăm viếng và chúc tết gia đình bên vợ và gia đình những người bạn thân. Đi tới đâu trẻ con cũng được lì xì và nhiều bàn đánh bài hay xổ số được mở ra để mọi người thử vận hên xui cho năm mới.

Mồng ba tết - là ngày thứ ba trong năm mới. Mối giây liên hệ xã giao mở rộng ra ngoài phạm vi gia đình. Mình đi chúc tết bè bạn, thầy giáo, ông bà xếp, hàng xóm....

Tối ngày này là bữa cơm cúng tiễn đưa tổ tiên về lại thiên đường. Có nhiều gia đình tin theo lời truyền, họ đốt vàng mã là những thỏi vàng bạc giả bằng giấy để gửi tiền lộ phí cho tổ tiên về chầu trời.

Mồng bốn tết - là ngày thứ tư, là ngày chẵn tốt ngày. Mọi văn phòng dịch vụ, cửa hàng, nhà băng thường chọn ngày này để mở cửa lại. Khi xưa, các vị học giả nhà nho cũng cẩn thận chọn ngày tốt, giờ tốt đem bút giấy ra khai bút làm thơ hay viết câu đối.

Giờ này ngoài thành phố mọi sinh hoạt đã bắt đầu trở lại bình thường. Người lớn đi làm lại và học sinh tới mồng bẩy sẽ trở lại trường.

Ta thường nói “Ba ngày TẾT” nhưng thật ra không khí TẾT kéo dài cả tháng. Những lễ hội mừng TẾT lan rộng từ phạm vi gia đình, tới họ hàng, tới hàng xóm rồi tới làng xã, đâu đâu cũng có hội mừng xuân. Người ta nô nức rủ nhau đi thật nhiều chùa hoặc nhà thờ để xin được nhiều phước lộc. Các thôn làng thường tổ chức văn nghệ và hội múa cho cả làng tham dự. Rồi các cuộc thi đua tranh tài được diễn ra trong sân đình làng để mua vui. Tất cả mọi người vui đùa với nhau, họ sống trong sự hòa thuận và đoàn kết. Đó là ý nghĩa tuyệt vời của ngày TẾT Việt Nam.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Ý NGHĨA NGÀY TẾT VIỆT NAM




TẾT ở Việt Nam là những ngày lễ hội lớn cho cả nước. Những ngày ấy mọi xóm làng, nhà nhà, ai ai cũng nghỉ làm việc và vui vầy đoàn tụ. Ngày tết có tính thiêng liêng và là một dịp làm mới lại mọi việc. Những ngày ấy việc mùa màng thường xong xuôi, dân làng làm lễ tạ ơn trời đất. TẾT mọi người chia sẻ với nhau những niềm vui ấm áp, tặng nhau những món quà để cầu chúc cho nhau một năm mới vạn sự như ý và còn rất nhiều phong tục có ý nghĩa khác.

Chính thức TẾT là ngày lễ gồm ba ngày đầu tiên của năm mới âm lịch, nhưng thật ra ta ăn mừng năm mới lâu hơn thế nữa. Giây phút thiêng liêng nhất là đêm giao thừa, là lúc 0 giờ bắt đầu bước qua năm mới. Mọi gia đình Việt Nam đều có cuốn lịch tính theo ngày ta, ngày theo mặt trăng (Lunar calendar) để theo dõi ngày giỗ và TẾT. Thường thường TẾT rơi vào khoảng giữa ngày 21 tháng 1 và ngày 20 tháng 2, giữa độ mùa đông và mùa xuân ở châu Mỹ.


Ý NGHĨA CỦA NGÀY TẾT

Người Việt ăn mừng TẾT với niềm tin thiêng liêng TẾT là ngày đoàn tụ, là ngày làm mới, là ngày tạ ơn và là ngày của hy vọng.

Ngày Đoàn Tụ - TẾT luôn luôn là ngày đoàn tụ của mọi gia đình. Dù ai buôn bán, làm việc hay đi học ở xa, họ thường cố gắng để dành tiền và thời giờ để về ăn TẾT với gia đình. Đó là nỗi mong mỏi của tất cả mọi người, người đi xa cũng như người ở nhà đều mong dịp TẾT gặp mặt và quây quần cùng gia đình.

TẾT cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình theo Phật giáo đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên đã qua đời về ăn cơm vui TẾT với các con các cháu.

Ngày TẾT người ta cũng hay thực hiện những nghi lễ, để dâng hương lên các vị thần theo huyền thoại là người ban phước cho gia đình chúng ta được nhiều sức khỏe, nhiều tiền tài, nhiều may mắn và an vui hạnh phúc trong năm vừa qua.

Ngày Làm Mới - TẾT là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và làm mới mọi việc. Việc làm mới có thể về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Hoặc làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần của con người, để mối liên hệ với người thân được cảm thông hơn hoặc để tinh thần mình thoải mái, tươi mát hơn. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi phủi bụi. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa gội đầu sạch sẽ, mặc quần áo mới may bảnh bao. Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới để xả xui hay để tạo một sự tín nhiệm nơi người chủ nợ. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày TẾT, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối liên hệ được tốt đẹp. Người mình tin rằng những ngày TẾT vui vẻ đầu năm sẽ báo hiệu một năm mới tốt đẹp sắp tới.

TẾT là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi;  còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được nhờ phúc.

Ngày của lạc quan và hy vọng - Năm cũ đã qua mang theo mọi xui xẻo và năm tới sắp đến mang theo đầy niềm tin lạc quan. Nếu năm cũ khá may mắn, thì tin sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.

Ngày TẾT người ta đốt pháo nhiều để xua đuổi ma xui xẻo đi và đồng thời người ta múa rồng múa lân sư tử khắp mọi nơi, nhất là những cửa hàng buôn bán để rước may mắn thịnh vượng về.

Mùa TẾT cũng là mùa cưới hỏi. Các cặp trai gái thích làm đám cưới vào dịp đầu năm, mùa xuân đất trời đang đẹp và đang mùa hy vọng. Họ hy vọng cho một cuộc đời mới vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau và sẽ có đàn con ngoan.

Ngày Tạ Ơn - Người Việt chọn ngày TẾT làm cơ hội để tạ ơn ân nghĩa mình đã được hưởng năm vừa qua. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, cấp chủ nhân cũng cám ơn nhân viên qua những buổi tiệc đãi hoặc quà thưởng để ăn tết.