Recent Posts

HAPPY NEW YEAR 2012

Năm củ 2011 với bao BIẾN ĐỘNG và KHÓ KHĂN sắp hết. Thời khắc năm mới 2012 với nhiều lo toan và kỳ vọng sắp bắt đầu. Chúng ta cùng hy vọng năm 2012 với nhiều thay đổi và khởi sắc tốt đẹp. Chúc cho tất cả chúng ta một năm mới 2012 SỨC KHOẺ, THẮNG LỢI và THÀNH CÔNG.

THIỆP MỪNG CHÚC TẾT 2012

Những tấm thiệp mừng thay cho lời chúc đầy ý nghĩa ngày tết của bạn giành tặng cho bạn bè và người thân. NgaytetVietnam.com xin gửi tới các bạn những tấm thiệp xinh xắn này để dành tặng người thân và bạn bè. Chúc các bạn có những ngày tết thú vị và nhiều niềm vui.

Ý NGHĨA NGÀY TẾT VIỆT NAM

TẾT ở Việt Nam là những ngày lễ hội lớn cho cả nước. Những ngày ấy mọi xóm làng, nhà nhà, ai ai cũng nghỉ làm việc và vui vầy đoàn tụ. Ngày tết có tính thiêng liêng và là một dịp làm mới lại mọi việc. Những ngày ấy việc mùa màng thường xong xuôi, dân làng làm lễ tạ ơn trời đất. TẾT mọi người chia sẻ với nhau những niềm vui ấm áp, tặng nhau những món quà để cầu chúc cho nhau một năm mới vạn sự như ý và còn rất nhiều phong tục có ý nghĩa khác.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

ALBUM NGÀY TẾT VIỆT NAM 2012


Hoa đào hoa mai thắm hương xuân, những cành hoa mang phước lộc.
Gia đình về đây kể nhau nghe một năm mới với bao niềm vui.
Xuân về ngoài sân ngát hương thơm, mái nhà cùng nhau ấm lòng.
Nghe tình xuân thắm trong lời ca, hạnh phúc men say lòng ta.
Đón chào nàng xuân tới đây,những lời yêu thương chúc mừng.
Cho trẻ thơ khoe áo xinh xinh,một năm mới ước mơ tuyệt vời.
Tết Tết mứt vàng hạt dưa,chiếc bánh dầy bánh chưng cùng ấm trà thơm.
Tết tết chúc mọi người luôn,luôn phát tài tiến thân gặp nhiều may mắn
Tết tết tấm thiệp đầu năm bên phong bì thắm tươi rộn rã niềm vui.
Tết tết vây quần cùng nhau bên gia đình đón xuân ngày tết Việt Nam.

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

HÌNH NỀN TẾT 2012

Ngaytetvietnam.com xin gởi tới các bạn bộ hình nền tết 2012 cho máy tính, những hình nền này ngoài tính năng làm hình nền cho máy tính còn sử dụng để làm thiệp chúc tết 2012 gởi bạn bè. Chúc các bạn có được những hình nên như ý.





Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

TẾT TRONG MỖI NGƯỜI LÀ...

Tết xưa với những tràng pháo rộn ràng nao nao, chứ có phải như bây giờ đến ngày 30 mới biết là đến tết đâu. Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh. 



Tết nay cũng khác tết xưa nhiều

Niềm hạnh phúc của những ngày Tết nay chẳng còn như xưa. Và Tết nay cũng khác xưa nhiều. Người ta chẳng còn thích gói bánh chưng, không còn thích đi chúc nhau nữa. Trẻ em thì đâu còn những niềm vui tuổi thơ, chỉ mong đến Tết với những chiếc lì xì đỏ, chắc chỉ còn nghĩ được đến vậy thôi. Noel đã mang đến cho chúng nhiều nhiều hơn những gì của 1 ngày tết (theo chúng nghĩa). Phải chăng niềm hạnh phúc chỉ còn về với những xóm nhỏ, những nơi mà Noel chẳng về. Còn với những em nhỏ thành phố, niềm vui vô tận của ngày Tết cổ truyền chắc đã xa rồi trong tâm trí chúng. "Bao giờ cho đến ngày xưa"??? Bạn Trần Cường trải lòng.

Cùng suy nghĩ, bạn Nguyen Van A chia sẻ “Đã qua rồi cái thời cả gia đình cùng đoàn tụ bên nhau với hơi ấm của bếp lửa hồng đêm 30 tết. Nhiều bạn trẻ ngày nay chạy theo mốt bên tây, bên tàu hết cả rồi, thử hỏi các bạn trẻ xem còn có mấy ai biết gói bánh chưng, bánh tét nữa hay không...? Hội nhập là chuyện tốt, nhưng dường như tôi thấy người ta đang tiếp thu dần văn hóa của nước khác và đang lãng quên đến nhẫn tâm nét đẹp của ngày tết Việt Nam, quên đi hình ảnh ông đồ già với những câu đối chúc xuân, quên đi việc thờ cúng ông bà vào dịp tết. Tết con người ta cũng đi chúc tết, cũng thắp nhang bái lạy ông bà, nhưng tôi tin chắc rằng ít còn ai hiểu hết giá trị của những công việc giản đơn đó. Họ chỉ làm như là "có lệ", như là đầy đủ thủ tục cần có để rồi sau khi các thủ tục "phức tạp, rườm rà" đó kết thúc, họ nhanh chóng tham gia vào các buổi tiệc nhậu nhẹt linh đình. Ơi tết Việt nay còn đâu???

Có năm mùng một Tết mình ra đường gặp mọi người mà chỉ chào như những ngày bình thường mà quên mất ko chúc nhau, một lúc sau mới nhớ hôm nay là ngày đầu năm. Muốn níu giữ một cái gì đó thật khó: muốn con cháu náo nức thì bố mẹ phải có thời gian đưa về quê thăm ông bà, họ hàng thân thích thay vì được nghỉ 4 ngày Tết cùng với tàu xe, đường xá ko thể đi lại được; muốn thấy cây cối đơm hoa, nẩy lộc phải trồng cây thay vì chỉ thấy chỗ nào cũng đào bới; muốn có món ngon ngày Tết thì phải nuôi trồng được thay vì ra chợ mua những thứ ko dám nhìn chứ chưa nói đến dám ăn.... xã hội phát triển không bền vững, mặc dù vẫn muốn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc nhưng chỉ nói ko chưa đủ. Nhưng vẫn vui vì nhiều người vẫn còn muốn giữ vì có nhận thức đúng đắn và những người này đã và đang được hưởng những cái Tết hạnh phúc bên gia đình và người thân” – lebinh.

Nguyen Van Dung: “Ngày xưa, tết là để trẻ con có thêm manh áo mới, tết là để trẻ con có miếng ăn ngon...và tết là để trẻ con có được những thứ (không phải là tất cả) mình mong muốn. Ngày nay, tết cũng vẫn như thế (là thời gian để xum họp gia đình) chỉ khác xưa là điều kiện vật chất đã hầu như đủ, nên những mong ngóng về vật như ngày xưa đã giảm đi nhiều mà thay vào đó là được đi chơi thăm thú và ngắm cảnh phố phường. Nếu, tết ở mọi nơi đều trang hoàng như noel thì chắc sẽ chẳng trẻ con nào không mong ngóng têt. Nói là nói thế, nhưng viết đến đây thấy nhớ tết xưa quá. Ước gì mình không phải ước!

Tết cổ truyền mãi là ngày trọng đại và đặc biệt nhất, mong đợi nhất trong năm

Mình năm nay đã gần 30 tuổi rồi. Có gia đình và có con nhưng mình vẫn háo hức chờ đợi đến ngày tết. Vì nói đến tết là mình được nghỉ làm, được về thăm ông bà ngoại và các bác, các anh chị ở quê, được xum họp bên gia đình, thứ mà những ngày thường không bao giờ có được. Thức ăn ngày tết dù cũng chỉ như những ngày thường nhưng được thưởng thức cùng với người thân, gia đình thì món ăn đó sẽ có hương vị đặc biệt khác. Thêm nữa là ngày tết có dịp chúng ta gặp lại bạn bè, có thời gian để hàn huyên tâm sự thăm hỏi lẫn nhau. Với mình không khí của ngày tết dù không còn được như xưa nhưng nó vẫn luôn làm mình háo hức chờ đợi. Dù ở thành phố nhiều năm nhưng gia đình mình năm nào cũng gói bánh chưng, gói giò, nhân cơ hội này mình cũng truyền đạt và tiếp thêm niềm hứng khởi cho con mình để sau này dù cuộc sống có khá giả hơn, sung túc hơn, bận rộn hơn nhưng các con vẫn luôn nhớ đến ngày tết cổ truyền. Mình hy vọng mọi người cũng có những suy nghĩ giống mình để ngày tết cổ truyền mãi là ngày trọng đại và đặc biệt nhất, mong đợi nhất trong năm.Huyen.linh042010 tâm sự.

Tksx: “Tết đối với tôi luôn là một dịp quan trọng nhất, không dịp lễ nào khác có thể thay thể được. Cả nhà sum vầy, chúc nhau những điều tốt đẹp. Cứ khi nào Tết sắp đến lòng tôi lại rạo rực khi thoáng qua một mùi hương nhẹ, cái se se lạnh, cành đào, cành mai...trên đường phố. Tết cổ truyền của dân tộc mọi người hãy cùng nhau giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống nước mình nhé!

Bạn Thanh Vu hào hứng: “Đồng ý là Tết của "những ngày xưa" bao giờ cũng đẹp, cũng vui hơn trong tâm trí của những người đã trải qua...nhưng đâu có nghĩa là Tết ngày nay lại mất đi cái ý nghĩa của nó. Kinh tế phát triển, đời sống con người được cải thiện, đâu còn cái thời mà phải chờ cả năm mới biết đến vị của trái dưa hấu, của miếng bánh chưng nhưng người ta vẫn chờ Tết đấy thôi. Bởi vì đơn giản Tết là xum họp, là ấm áp, là hạnh phúc bên gia đình và người thân, với trẻ nhỏ nó còn là những phong bao lì xì, là những lời chúc "mau lớn, học giỏi...". Đấy!!! Những điều đó chẳng phải lúc nào cũng nhận được đâu”.




Nhớ tiếng pháo đêm giao thừa!

Tết quê em vui lắm, giao thừa xong khoảng 15 phút là thanh niên tập trung lại cùng chúc tết rồi đi hái lộc sau đó là về chúc tết các nhà đến tận chiều tối hôm sau mới về, tuy vui thì vui thật nhưng mà vẫn thiếu đó là tiếng pháo nổ giòn đêm giao thừa. Đã 16 năm giao thừa vắng tiếng pháo, tiếng pháo đã đi vào sử sách, thơ ca và có từ ngàn đời, TQ sau 12 năm duy trì lệnh cấm cuối cùng thì cũng cho đốt trở lại. Mong rằng lệnh cấm đốt pháo sẽ được bỏ và có biện pháp quản lý sản xuất pháo, vận chuyển pháo, sử dụng pháo an toàn." - Bui Quang Huy

Gia Huy: “Không có pháo thì làm sao còn là tết. Đốt pháo ngày tết với mục đích xua đuổi điều xấu, mang đến điều tốt. Phong tục này đã tồn tại hàng mấy trăm  năm mà bị cấm quả thật tiếc. Thử hỏi những người lớn tuổi xem họ nhớ gì về ngày tết nhất? tôi tin chắc đó là tiếng pháo và mùi hương của pháo trong tiết trời se lạnh và mưa xuân. Tết không có pháo thật là buồn. Hy vọng chính phủ sẽ có biện pháp quản lý sản xuất pháo hợp lý để người dân lại có díp đón xuân trong tiếng pháo giao thừa. Ôi nhớ quá! Tiếng pháo trong đêm giao thừa”.

Cuộc sống hiện đại mang đến cho chúng ta những tiện nghi nhất định. Nhưng - giống như một cơn lũ - cũng bào mòn và cuốn đi nhiều giá trị đạo đức mà ông bà chúng ta gửi gắm cho con, cho cháu. Tôi đã sống và làm việc tại Sài Gòn nhiều năm, đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Đất nước nhưng cái giá phải trả là nhiều nét văn hóa của người Việt dần phai nhạt trong tâm trí của các thế hệ trẻ em sau này. Mặc dù không còn nhỏ nữa nhưng mỗi dịp Tết về, tôi lại thấy vui và chỉ mong được về quê quây quần, sum họp bên người thân. Có lẽ tâm lý chờ đợi và cái cảm giác lâng lâng của những ngày sắp Tết - giống như thuở còn nhỏ - sẽ không bao giờ thay đổi cho dù chúng ta có đi bất cứ nơi nào. Vì đơn giản, chúng ta mang trong mình dòng máu người Việt, hơi thở Việt và tiếng nói của người Việt. Lâu lắm mới có dịp chia sẻ, mong các độc giả đang làm ăn xa quê, hãy dành ít thời gian để 1 lần "ăn Tết" đúng chất Việt nhất. Chúc các anh chị mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc mừng năm mới!” Bạn Yeu-Tet khép lại.

Theo DanTri.com (Khả Vân - Tổng hợp)

HAPPY NEW YEAR 2012


Năm củ 2011 với bao BIẾN ĐỘNGKHÓ KHĂN sắp hết, 
Thời khắc năm mới 2012 với nhiều lo toan và kỳ vọng sắp bắt đầu.

Chúng ta cùng hy vọng năm 2012 với nhiều thay đổi và khởi sắc tốt đẹp.

Chúc cho tất cả chúng ta một năm mới 2012 
SỨC KHOẺ, THẮNG LỢITHÀNH CÔNG.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

TÌM HIỂU TẾT NGUYÊN ĐÁN



Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" (Tết Nguyên đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết (春節), Tân niên (新年) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年).

Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.

Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Từ nguyên

Nguyên nghĩa của từ "Tết" chính là "tiết". Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc "giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

Nguồn gốc ra đời

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau.

Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn. Vì thế hai miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân hai ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1).

Quan niệm ngày Tết

Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.


Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Ý NGHĨA CỦA VIỆC TẶNG QUÀ NGÀY TẾT


Ngày Tết với mỗi dân tộc mang một ý nghĩa rất đặc biệt, không chỉ bởi đó là lúc mỗi người ý thức về thời gian đi qua, bỏ lại sau lưng những điều chưa may mắn để khởi đầu cho một mùa mới, mà còn là thời điểm lý tưởng để duy trì vẻ đẹp của phong tục tập quán riêng của quốc gia mình. Một trong những phong tục đẹp đã được duy trì bao thế kỉ qua và không hề bị mai một đi, là phong tục tặng quà Tết.

Tặng quà cho nhau trong mỗi dịp Xuân về, Tết đến là một nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có từ lâu đời của các dân tộc trên thế giới. Tùy theo phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa riêng của từng nước, mỗi dân tộc, mỗi vùng dân cư có một tập tục tặng quà Tết của mình.


Thông thường với nước Mỹ và các nước Châu Âu thì thời điểm để tặng quà rôm rả nhất là vào dịp Giáng sinh và Lễ tạ ơn, kéo dài đến Tết (Tây). Quà tặng thường rất đa dạng từ các vật hữu dụng hiện đại như quần áo, trang sức cho đến các món quà thuần tinh thuần như hoa tươi, chocolate, thực phẩm chế biến...

Ở xa tận Châu Phi, nhân dân quần đảo Cơ-Rít đến thăm nhau trong ngày Tết thường mang đến một tảng đá to, đặt lên bàn tiệc mùa Xuân của gia chủ rồi nói những lời chúc tốt đẹp nhân dịp Xuân về. Cuối lời chúc bao giờ cũng có câu:"Mong sao năm mới sẽ có khối vàng nặng như tảng đá này đến nhà bạn ".

Ở miền nam nước Pháp còn đang lưu truyền một tục lệ đẹp. Sáng mồng một Tết, người phụ nữ đầu tiên trong làng ra bến lấy nước sẽ để lại ở đấy một chiếc bánh ngọt do mình tự tay làm. Người thứ hai đến sẽ lấy chiếc bánh đó đi và để lại chiếc bánh của mình. Cứ thế mà những ngày đầu xuân, các bà nội trợ trong làng đã trao đổi với nhau những chiếc bánh ngon lành, vừa để chúc mừng nhau năm mới, vừa để khoe tài nội trợ của mình

Riêng với người Á đông nói chung và người Việt ta, ngày Tết cổ truyền mới chính là lúc để mọi người dành cho nhau sự quan tâm và thắt chặt tình cảm thông qua việc biếu tặng quà. Hơn thế nữa, tặng quà Tết không chỉ đơn thuần là quan hệ tình cảm mà còn biểu hiện như một phép ứng xử của đạo lý làm người. Các loại quà biếu tặng thường được cân nhắc rất kĩ càng, vì đó không chỉ là quà, mà còn chuyên chở nhiều thông điệp về sự an khang thịnh vượng trong năm mới.

Ngoài những món quà quen thuộc thường dành để biếu Tết như: bánh kẹo, rượu bia, giò, gà, mai đào ..., Năm nay hộp quà Tết độc đáo nhiều màu sắc và hương vị của Cool Air góp phần làm phong phú sự lựa chọn cho mọi người. Hương vị the mát của Cool Air sẽ thay cho thông điệp người tặng mong muốn mang đến sự sảng khoái giúp mang lại tinh thần minh mẫn để hoạch định những mục tiêu cho năm mới cũng như đón Tết trọn vẹn hơn.

Có thể thấy, khắp nơi từ Đông sang Tây, mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có tục lệ và cách tặng quà Tết độc đáo riêng của mình, nhưng tất cả đều gặp nhau ở một điểm: cầu chúc an lành và may mắn cho năm mới. Thông qua việc đem tặng nhau những món quà đầu năm, mọi người đồng thời cũng đã duy trì nét đẹp của một phong tục truyền thống không hề bị đời sống hiện đại làm mai một đi.

(Sưu tầm)

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

THIỆP MỪNG CHÚC TẾT 2012

Những tấm thiệp mừng thay cho lời chúc đầy ý nghĩa ngày tết của bạn giành tặng cho bạn bè và người thân. NgaytetVietnam.com xin gửi tới các bạn những tấm thiệp xinh xắn này để dành tặng người thân và bạn bè. Chúc các bạn có những ngày tết thú vị và nhiều niềm vui.